Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Hội LHPN tỉnh Quảng Trị tổ chức đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân, gia đình; chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
- Ngày đăng: 31-10-2022
- 146 lượt xem
.
Thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong thời gian qua Hội LHPN tỉnh Quảng Trị tổ chức đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân gia đình(HNGĐ); thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) tại UBND và các cơ quan tham mưu của UBND các xã Cam Tuyền (Cam Lộ), xã Ba Nang (Đakrông), xã Thuận (Hướng Hóa).
Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Trần Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; cùng các đồng chí UVBTV, chuyên trách Hội LHPN tỉnh, các sở, ban ngành liên quan cấp tỉnh và cấp huyện. Đoàn giám sát tập trung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân, gia đình. Trong đó tập trung giám sát kết quả thực hiện Khoản 1, Khoản 3 Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014, Điều 58, 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, ngày 15/7/2020 về xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình và tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Tập trung giám sát kết quả thực hiện Khoản 4, 5 Điều 35 Luật Phòng, chống BLGĐ số 02/2007/QH12, ngày 21,11/2007; Mục IV Chương 2 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, ATXH, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống BLGĐ.
Qua giám sát nhìn chung các đơn vị thực hiện khá tốt chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân gia đình, đã tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng các mô hình về Hôn nhân gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; bình đẳng giới, dần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, ...Qua đó Hạn chế các vụ việc về bạo lực gia đình, tình trạng tảo hôn. Trong 3 năm, từ 2019 đến 2022 không còn hôn nhân cận huyết thống.
Thông qua cuộc giám sát, các đơn vị nhận thấy những khó khăn, tồn tại như: Công tác PCBLGĐ do cán bộ kiêm nhiệm phụ trách, không có kinh phí hoạt động, kinh phí rất hạn hẹp nên công tác tuyên truyền về Luật PCBLGĐ và HNGĐ khó đa dạng hóa các hình thức. Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế, nhiều nạn nhân bị bạo lực ngại tìm đến tổ chức đoàn thể, cơ quan chức năng báo cáo, hỗ trợ, giúp đỡ... Các đơn vị cũng đã nêu ra kiến nghị, đề xuất như: Có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xác định mức độ hôn nhân trầm trọng trong Luật Hôn nhân gia đình, có quy chế, quy định về hỗ trợ
Đ/c Trần Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Trị - Trưởng đoàn giám sát
phát biểu tại cuộc giám sát tại xã Ba Nang, huyện ĐaKrông.
đền bù đối với người tham gia ngăn cản hành vi bạo lực gia đình khi có thiệt hại xảy ra. Thường xuyên tập huấn cho cán bộ phụ trách và các hòa giải viên trong công tác phòng chống BLGĐ và HNGĐ. Bố trí nguồn ngân sách hợp lý để có kinh phí hoạt động, hỗ trợ kinh phí đi lại cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật... Thông qua hoạt động giám sát, đồng chí Trần Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh – Trưởng đoàn giám sát đã đề ra những định hướng trong thời gian tới, các đơn vị cần tập trung rà soát các đối tượng có nguy cơ bạo lực gia đình, tiền hôn nhân để có biện pháp phòng ngừa, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tiếp tục xây dựng các mô hình về thực hiện pháp luật; tham gia có hiệu quả các chương trình, đề án liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em...
Phương Thiện