Chi tiết - Sở Tư pháp

 

Xác định trách nhiệm trong việc thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới (CTMT XD NTM), ngay từ đầu năm, Sở Tư pháp đã trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về công tác phổ biến GDPL, hòa giải cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Căn cứ vào Kế hoạch này, Sở đã ban hành Kế hoạch riêng về công tác phổ biến GDPL, hòa giải cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác phổ biến GDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật, hòa giải ở cơ sở phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị.

Một buổi làm việc thẩm định thực tế xã đạt chuẩn nông thôn mới

Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định (Tiêu chí 18.4 trong Bộ Tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới), Tiếp cận pháp luật (Tiêu chí 16 trong Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao) thuộc lĩnh vực của Ngành Tư pháp đánh giá, thẩm định. Vì vậy, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 1688/STP-PBGDPL&TDTHPL ngày 19/9/2022 hướng dẫn một số quy định liên quan đến công tác chuẩn tiếp cận pháp luật; Công văn số 1946/STP- PBGDPL&TDTHPL  ngày 28/10/2022 Văn bản tài liệu tiêu chí Chuẩn tiếp cận pháp luật phục vụ đánh giá NTM,NTM nâng cao, Công văn số 1747/STP- PBGDPL ngày 19/9/2023 hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định và hồ sơ minh chứng. Đồng thời, Sở đã nghiêm túc tham gia tổ thẩm định thực tế, Hội đồng thẩm định, xét đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2022-2025.

Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Công văn số 1918/ BTP-TGPL ngày 10/6/2022 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 14/4/2023 của UBND tỉnh về việc phân bổ kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 (nguồn vốn sự nghiệp), Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 2034/KH-STP ngày 21/10/2023 thực hiện Nội dung 04, Nội dung thành phần số 08: “Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết hòa giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn”- Chương trình  mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023, tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho hòa giải viên ở cơ sở cho hơn 200 hòa giải viên trên địa bàn 16 xã của huyện Hải Lăng. Với phương pháp tập huấn cùng tham gia hội nghị đã cung cấp cho các hòa giải viên kiến thức và kĩ năng, nghiệp vụ hòa giải, thực hành các tình huống hòa giải ở cơ sở.

Ngoài ra, Sở Tư pháp còn ký kết chương trình phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Ban Dân tộc để thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. Qua đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận xã, thị trấn cũng trực tiếp tham gia làm tổ viên của tổ hòa giải tại các thôn, bản, khối, khóm, đã trực tiếp hòa giải các vụ việc, các tranh chấp, xích mích trong Nhân dân. Cán bộ Mặt trận, đoàn thể là những người có uy tín trong quần chúng Nhân dân, có kinh nghiệm trong công tác tập hợp, vận động, thuyết phục quần chúng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Sở Tư pháp đã phối hợp với UBMTTQVN tỉnh, UBND, UBMTTQVN thành phố Đông Hà thành lập đội thi của tỉnh Quảng Trị và tham dự Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV khu vực Miền Trung và Tây Nguyên,  đạt giải khuyến khích của Hội thi.

Làng quê yên bình

Bên cạnh đó, hoạt động tập huấn các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cũng được đẩy mạnh.Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị thuộc Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 95/KH-TGPL ngày 20/6/2023 triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2023. Từ ngày 28/7/2023 đến ngày 08/8/2023 Trung tâm đã triển khai tổ chức 05 Hội nghị bồi dưỡng kiến thức trợ giúp pháp lý tại các xã: Gio Việt, Trung Nam, Kim Thạch, Cam Thành, Cam Tuyền, với sự tham gia của gần 200 đại biểu là những người có uy tín trong cộng đồng, trưởng các tổ chức, đoàn thể tại các thôn và đội ngũ cán bộ cơ sở như: lãnh đạo UBND xã, công chức tư pháp xã, trưởng thôn, bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận, chi hội trưởng chi hội Phụ nữ, chi hội trưởng chi hội Nông dân, bí thư chi đoàn thôn…

Tại Hội nghị, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị đã triển khai tập huấn các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí như: nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý, chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp luật, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý, quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý, phạm vi, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý... theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bồi dưỡng các kỹ năng nắm bắt thông tin và hướng dẫn khi có người yêu cầu được trợ giúp pháp lý; Đồng thời trực tiếp trợ giúp pháp lý, giải đáp vướng mắc cho các đối tượng có nhu cầu.

Song song với các hoạt động đó, Sở Tư pháp đã phối hợp, chỉ đạo Phòng Tư pháp huyện Hải Lăng hướng dẫn UBND xã Hải Hưng xây dựng mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tập huấn 2 đợt về nghiệp vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn pháp luật, tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện.

Sở đã thực hiện hỗ trợ các huyện Hải Lăng, Triệu Phong đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2023 (theo Công văn số 1895/UBND-KT ngày 26/4/2023, Công văn số 3194/UBND-KT ngày 30/6/2023 của UBND tỉnh) với việc trao đổi, hướng dẫn các huyện về việc chuẩn bị hồ sơ cho tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Truyền thông phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại xã tà Long

          Được phân công đỡ đầu xã Tà Long trên con đường xây dựng nông thôn mới, Sở Tư pháp luôn quan tâm hỗ trợ xã bằng các việc làm thiết thực như đầu năm nay đã bố trí 2 hội nghị phổ biến pháp luật về phòng chống hôn nhân cận huyết và tảo hôn cho các em thiếu niên và phụ huynh, thực hiện công tác trợ giúp pháp lý, phối hợp tổ chức hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam tại xã. Trong dịp này, Sở đã trao quà 01 chiếc ti vi phục vụ tuyên truyền pháp luật cho địa phương. Cũng trong dịp này, các thôn trên địa bàn xã đã thực hiện ký cam kết không có tảo hôn và hôn nhân nhân cận huyết.

Tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, việc thực hiện CTMT XD NTM vẫn còn một số khó khăn sau:

Nguồn kinh phí phân bổ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2023 còn thấp và cắt giảm khá nhiều so với nguồn vốn phân bổ năm 2022. Vì vậy, trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, hoạt động trợ giúp pháp lý, chương trình chỉ triển khai được một số ít hội nghị bồi dưỡng kiến thức, ngoài ra không thể thực hiện thêm hoạt động hỗ trợ khác. Nhiều địa phương có nhu cầu đề nghị tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cho hòa giải viên ở cơ sở, hội nghị bồi dưỡng kiến thức trợ giúp pháp lý nhưng nguồn kinh phí không cho phép nên chưa thể hỗ trợ đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông thì ngoài việc tổ chức các Hội nghị tập huấn còn có thể thực hiện một số hình thức hỗ trợ như: lắp đặt bảng thông tin trợ giúp pháp lý, phát hành cẩm nang, tờ gấp pháp luật nhưng do kinh phí hạn hẹp nên chưa thực hiện được.

Tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật cấp xã có các quy định mới, chặt chẽ hơn và yêu cầu cao hơn. Mặc dù Bộ Tư pháp đã có một số văn bản hướng dẫn nhưng việc áp dụng trên thực tế vẫn có lúc còn lúng túng, gây khó khăn cho quá trình chuẩn bị hồ sơ, thẩm định, đánh giá. Tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một tiêu chí hoàn toàn mới, lần đầu tiên đưa vào đánh giá tại địa phương nên cũng có những khó khăn nhất định.

Nhìn chung, việc thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã được Sở Tư pháp nghiêm túc thực hiện và đạt được các kết quả đáng ghi nhận. Trên cơ sở Kế hoạch công tác của ngành và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, Sở Tư pháp xác định các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về xây dựng nông thôn mới. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm; thường xuyên nâng cao năng lực tổ chức điều hành quản lý thực hiện Chương trình

Thứ hai, tăng cường công tác tập huấn cho hòa giải viên ở cơ sở, hướng dẫn xây dựng các mô hình điển hình về phổ biến giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở.

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông rộng rãi về công tác trợ giúp pháp lý dưới nhiều hình thức tại vùng nông thôn ở địa phương nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân vùng nông thôn, kịp thời tiếp cận trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu góp phần bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật.

Thứ tư, công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn được giao phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng mang lại hiệu quả thiết.

Những giải pháp này sẽ góp phầns thực hiện có hiệu quả hơn chương trình MTQG xây dựng NTM để Quảng Trị sẽ là miền quê đáng sống, hiện thực hóa khát vọng của người dân quê hương.

Bài và ảnh: Thanh Ngân