Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước
- Ngày đăng: 13-02-2019
- 169 lượt xem
Ngày 24 tháng 01 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước. Nghị định gồm 05 Chương 33 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 3 năm 2019.
Nghị định quy định về nguyên tắc, thẩm quyền ban hành và nội dung chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện công tác báo cáo giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, cá nhân liên quan; các yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo và xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ báo cáo.
Nghị định quy định 03 chế độ báo cáo gồm: báo cáo định kỳ; báo cáo chuyên đề và báo cáo đột xuất.
Về nội dung chế độ báo cáo, Nghị định đã quy định cụ thể gồm các thành phần sau: Tên báo cáo; nội dung yêu cầu báo cáo; đối tượng thực hiện báo cáo; cơ quan nhận báo cáo; phương thức gửi, nhận báo cáo; thời hạn gửi báo cáo; tần suất thực hiện báo cáo; thời gian chốt số liệu báo cáo; mẫu đề cương báo cáo; biểu mẫu số liệu báo cáo; hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo. Nội dung yêu cầu báo cáo phải bảo đảm cung cấp những thông tin cần thiết nhằm phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; đồng thời, nội dung yêu cầu báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện báo cáo. Tùy từng trường hợp cụ thể, nội dung yêu cầu báo cáo có thể chỉ có phần lời văn, chỉ có phần số liệu hoặc bao gồm cả phần lời văn và phần số liệu.
Nghị định quy định cụ thể về thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ như sau: Báo cáo định kỳ hằng tháng, tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo. Báo cáo định kỳ hằng quý, tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo. Báo cáo định kỳ 6 tháng, thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo. Báo cáo định kỳ hằng năm, tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo. Đối với các báo cáo định kỳ khác, thời gian chốt số liệu do cơ quan ban hành chế độ báo cáo quy định, nhưng phải đáp ứng các quy định tại Nghị định này.
Văn phòng Sở
- Thông báo Khảo sát nhu cầu mở lớp Đào tạo nghề Luật sư, Công chứng và Đấu giá của Trường Đại học Luật, Đại học Huế. (30/03/2022)
- Thông báo về việc tổ chức lựa chọn luật sư ký hợp đồng cộng tác (30/03/2022)
- Khối cơ quan tư pháp các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên ký kết giao ước thi đua (30/03/2022)
- ĐOÀN KIỂM TRA CỦA HỘI ĐỒNG PHPBGDPL TRUNG ƯƠNG LÀM VIỆC TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ (13/09/2022)