Chi tiết - Sở Tư pháp

Chiều ngày 27/12/2023, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Đến dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh và đồng chí Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh.

Đồng chí Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh Bình Đào

Trong nhiều năm qua, hoạt động hòa giải ở cơ sở đã thể hiện vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của tỉnh; góp phần giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, xích mích, các tranh chấp trong gia đình, cộng đồng dân cư, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của nhân dân, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước.

Thông qua hòa giải ở cơ sở, vai trò tự quản của người dân được tăng cường; đồng thời pháp luật đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp, có sức thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa rộng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động hòa giải ở cơ sở còn dựa trên các quy phạm đạo đức để tác động tới tâm tư, tình cảm của các bên, khơi dậy trong họ những suy nghĩ, tình cảm tích cực, qua đó làm cho các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy.

                                                                  Quang cảnh hội nghị

Với 813 tổ hòa giải ở cơ sở được thành lập với 5.511 hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và tỷ lệ hoà giải thành năm sau cao hơn năm trước, đạt trên 80%, là những con số rất đáng khích lệ.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao và ghi nhận sự đóng góp to lớn của hoạt động hòa giải ở cơ sở nói chung và đặc biệt là các hòa giải viên nói riêng, đã đóng góp quan trọng vào sự ổn định để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hòa giải ở cơ sở vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác phối hợp liên ngành triong phổ biến pháp luật còn chưa đồng bộ. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn thiếu quan tâm, chưa có sự lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí kinh phí hoạt động, thù lao, động viên, khen thưởng kịp thời. Kiến thức pháp luật và kỹ năng của một số hòa giải viên còn hạn chế; tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ còn chưa đầy đủ, cung cấp chưa kịp thời.

Để hoạt động hòa giải ở cơ sở phát huy hiệu quả trong thời gian tới, đồng chí Hoàng Nam đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoà giải ở cơ sở, bố trí đầy đủ kinh phí hỗ trợ, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, khen thưởng đối với công tác hòa giải ở cơ sở, đẩy mạnh công tác này tại  các địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.

Bên cạnh đó, thời gian tới cần tiếp tục huy động sự tham gia, tư vấn của đội ngũ luật sư, luật gia, chuyên gia pháp lý trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đội ngũ hoà giải viên cần tiếp tục phát huy tinh thần tự quản, luôn học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng là địa chỉ tin cậy của mỗi người dân, gia đình và cộng đồng trong giải quyết các tranh chấp, xích mích.

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng trị đã tặng bằng khen có 29 tập thể và 28 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thi hành luật hòa giải ở cơ sở.

Đào Bình

Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị

Chiều ngày 27/12/2023, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Đến dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh và đồng chí Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh.

Đồng chí Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh Bình Đào

Trong nhiều năm qua, hoạt động hòa giải ở cơ sở đã thể hiện vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của tỉnh; góp phần giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, xích mích, các tranh chấp trong gia đình, cộng đồng dân cư, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của nhân dân, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước.

Thông qua hòa giải ở cơ sở, vai trò tự quản của người dân được tăng cường; đồng thời pháp luật đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp, có sức thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa rộng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động hòa giải ở cơ sở còn dựa trên các quy phạm đạo đức để tác động tới tâm tư, tình cảm của các bên, khơi dậy trong họ những suy nghĩ, tình cảm tích cực, qua đó làm cho các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy.

                      

 

 Quang cảnh hội nghị

Với 813 tổ hòa giải ở cơ sở được thành lập với 5.511 hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và tỷ lệ hoà giải thành năm sau cao hơn năm trước, đạt trên 80%, là những con số rất đáng khích lệ.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao và ghi nhận sự đóng góp to lớn của hoạt động hòa giải ở cơ sở nói chung và đặc biệt là các hòa giải viên nói riêng, đã đóng góp quan trọng vào sự ổn định để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hòa giải ở cơ sở vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác phối hợp liên ngành triong phổ biến pháp luật còn chưa đồng bộ. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn thiếu quan tâm, chưa có sự lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí kinh phí hoạt động, thù lao, động viên, khen thưởng kịp thời. Kiến thức pháp luật và kỹ năng của một số hòa giải viên còn hạn chế; tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ còn chưa đầy đủ, cung cấp chưa kịp thời.

Để hoạt động hòa giải ở cơ sở phát huy hiệu quả trong thời gian tới, đồng chí Hoàng Nam đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoà giải ở cơ sở, bố trí đầy đủ kinh phí hỗ trợ, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, khen thưởng đối với công tác hòa giải ở cơ sở, đẩy mạnh công tác này tại  các địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.

Bên cạnh đó, thời gian tới cần tiếp tục huy động sự tham gia, tư vấn của đội ngũ luật sư, luật gia, chuyên gia pháp lý trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đội ngũ hoà giải viên cần tiếp tục phát huy tinh thần tự quản, luôn học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng là địa chỉ tin cậy của mỗi người dân, gia đình và cộng đồng trong giải quyết các tranh chấp, xích mích.

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng trị đã tặng bằng khen có 29 tập thể và 28 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thi hành luật hòa giải ở cơ sở.

Đào Bình

      Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị